Tốc độ lạm phát lớn nhất 1 thập kỷ qua
2 năm chìm trong đại dịch Covid-19 khiến nền kinh tế thế giới đối mặt với mức lạm phát chưa từng có trong suốt 10 năm qua. Theo thống kê của IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế), tại Hoa Kỳ, trong 6 tháng đầu năm 2021, mức CPI đạt 6.2%. Đây là mức lạm phát cao nhất tính từ tháng 3/2008 tại đất nước này. Tại Anh, mức lạm phát đạt 5.2%, cao nhất từ tháng 8/2012. Mức lạm phát tại Trung Quốc cũng cao nhất trong suốt 13 năm qua.
Tại Việt Nam, sáng ngày 12/11, Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự báo “năm 2022 rủi ro lạm phát là rất lớn”. Đại dịch Covid-19 khiến việc di chuyển hàng hoá giữa các quốc gia và địa phương gặp nhiều cản trở, đẩy chi phí logistic lên cao.
Trước đại dịch, chi phí di chuyển 1 container 40 feet từ khu vực Đông Á sang châu Âu chỉ khoảng 2,000 USD. Đại dịch đã đẩy mức phí này tăng lên tới 14,000 USD. Ngoài chi phí logistic tăng, đại dịch khiến cho chuỗi nhân lực lao động, chuỗi nguyên liệu đầu vào đứt gãy. 3 yếu tố này cộng hưởng sẽ đẩy chỉ số giá sản xuất tăng mạnh.
Ngoài chi phí logistic, chi phí nhân lực, chi phí nguyên vật liệu đầu vào, giá dầu thô tăng mạnh cũng tạo ra áp lực lạm phát lớn với nền kinh tế thế giới và Việt Nam. Trong 4/2020, giá dầu thô được neo ở mức 40 USD/thùng. Tuy nhiên, đến tháng 10/2021 đã tăng lên 85 USD/thùng, dự kiến có thể đạt 150 USD/thùng trong năm sau.
Phân khu Phú Gia Riverside - Tuyệt tác an cư ven sông Bầu Giang. Xem thêm
Song song với các áp lực về sản xuất, để phục hồi và kích cầu nền kinh tế sau đại dịch, Chính phủ các nước sẽ nới lỏng chính sách tài khoá, bơm các gói kích thích kinh tế khiến một lượng tiền rất lớn sẽ được bơm ra thị trường. Tại Việt Nam, một gói 800,000 tỷ dự kiến sẽ được bơm ra thị trường trong thời gian tới.
Chi phí sản xuất tăng mạnh kết hợp với lượng tiền đổ ra thị trường khiến lạm phát được đánh giá sẽ trở thành từ khoá chủ đạo của nền kinh tế trong năm 2022.
Nhà đầu tư dồn tiền vào bất động sản
TS Trần Nguyễn Minh Hải – Đại học Ngân Hàng TP.HCM đánh giá: Lạm phát trên phạm vi toàn cầu khiến “một đồng tiền của ngày mai sẽ không giá trị bằng đồng tiền của ngày hôm nay”. Trong bối cảnh đó, các nhà đầu tư sẽ phải rút tiền ra khỏi ngân hàng vốn có lãi suất không bao giờ đuổi kịp tốc độ lạm phát và đổ vào các kênh đầu tư hấp dẫn như bất động sản.
Trong 6 tháng đầu năm, nhà đầu tư toàn thế giới đổ tiền vào bất động sản mạnh đến mức tạo ra làn sóng tăng giá mạnh nhất trong lịch sử 30 năm qua. Tại New York (Mỹ), giá bất động sản 6 tháng đầu năm tăng 23.4% so với đầu năm trước. Chỉ số giá nhà ở tại Hàn Quốc tăng 46% sau một năm. Bất động sản Thượng Hải (Trung Quốc) tăng 32.4% chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm. Đây được đánh giá là tốc độ tăng giá chưa từng có tại các thị trường bất động sản có tính ổn định này.
Tại Việt Nam, nhà đầu tư tập trung đổ tiền vào các thị trường còn nhiều tiềm năng, với lực đẩy hạ tầng lớn, nhà đầu tư có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân trong 1-2 tiếng đồng hồ.
Tại khu vực phía Bắc, Thanh Hoá là điểm đến số một của các nhà đầu tư tránh đồng tiền mất giá. Trong 3 tháng cuối năm, thị trường này chứng kiến cơn lốc đổ bộ của trên dưới 30 dự án với tổng mức đầu tư 15 tỷ USD, với sự xuất hiện của hàng loạt ông lớn bất động sản: Vingroup, Sun Group, Flamingo Holding Group, T&T, Sunshine Group,…
Tại khu vực Miền Trung, Quảng Ngãi luôn là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư. Về thực trạng phát triển các dự án bất động sản, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, hiện nay, thị trường bất động sản Quảng Ngãi đang phát triển sôi động. Sự phát triển sôi động này là có nhiều lý do.
Có thể kể đến như, đáng chú ý nhất, Quảng Ngãi là 1 trong 5 khu kinh tế ven biển được Chính phủ ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng và có chính sách ưu đãi cao đối với các nhà đầu tư.
Khu kinh tế Dung Quất đã thu hút được nhiều dự án quy mô lớn như Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy công nghiệp nặng Doosan, Khu công nghiệp đô thị Dung Quất, Khu Công nghiệp – Dịch vụ – Đô thị VSIP và các dự án quan trọng khác.
Bên cạnh đó, sức hấp dẫn của thị trường bất động sản Quảng Ngãi còn được cụ thể hóa bằng chính giá đất đang ở giai đoạn đầu chưa phân hóa so với các thị trường lân cận trong khu vực. Trong khi giá đất tại trung tâm, ven biển Đà Nẵng, Nha Trang đã lên mức vài trăm triệu trên một m2 thì giá đất nền ven biển tại Quảng Ngãi vẫn còn ở mức khá thấp, dao động từ 24 – 28 triệu đồng/m2,
Ngoài ra, nguyên nhân khách quan đến từ việc dịch chuyển tự nhiên của thị trường. Khi những địa bàn quen thuộc như Khánh Hòa, Đà Nẵng,… đã trở nên bão hòa, nhà đầu tư có xu hướng tìm đến các địa bàn mới có quỹ đất rộng, còn nhiều tiềm năng phát triển ở các tỉnh thành lân cận như Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi để khai phá, tối ưu hóa lợi nhuận.
Tuy nhiên, mức thu nhập của người dân còn thấp, người dân quan tâm nhiều đến dự án nhưng chủ yếu là sản phẩm đất nền. Nhà xây thô tại các dự án đã đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh hầu như bán được rất ít. Bên cạnh đó, tổng giá trị đất ở và nhà đã xây dựng xong phần thô có giá trị khá cao so với khả năng tài chính của người dân.
Do đó, trong thời gian đến, sản phẩm bất động sản đất nền sẽ tiếp tục được các nhà đầu tư quan tâm.
Nếu các nhà đầu tư muốn tìm hiểu về thị trường BĐS Quảng Ngãi thì hãy liên hệ ngay với diaocstar.com để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất !