Vì sao thị trường BĐS tại những vùng đất mới nổi nhận được sự quan tâm lớn của nhà đầu tư?

Lãnh đạo một công ty môi giới BĐS tại TP.HCM cho biết hiện giá nhà đất ở TPHCM đang ở mức cao. Thị trường BĐS đang hướng đến đối tượng là nhà đầu tư thứ cấp hơn là những người có nhu cầu thật về nhà ở. Nhiều doanh nghiệp dạt về những khu vực mới nổi để phát triển dự án tận dụng tối đa nhu cầu của nhà đầu tư tại chỗ.

Vì sao thị trường BĐS tại những vùng đất mới nổi nhận được sự quan tâm lớn của nhà đầu tư?

Mới đây, qua một số đại hội đồng cổ công thường niên năm 2019 của các doanh nghiệp BĐS niêm yết tại TPHCM, thông tin đưa ra đều cho thấy nhiều công ty đặt kế hoạch phát triển quỹ đất rộng hàng trăm hecta. Tuy nhiên, thị trường bất động sản TP.HCM rơi vào tình cảnh khó khăn khi chính quyền địa phương siết lại các thủ tục hành chính, nên việc ra dự án mới phải kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm.

Do vậy, chiến lược mở rộng thị trường của nhiều doanh nghiệp BĐS là dịch chuyển sang các tỉnh, thành phố khác, đặc biệt những đô thị loại 2 ven biển - nơi đang hình thành những đô thị trung tâm với định hướng phát triển hạ tầng du lịch tốt như nâng cấp sân bay, hạ tầng giao thông, mở đường bay trong nước và quốc tế và đang thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư - để tạo nhanh dòng tiền.

                 ►►►►Có thể bạn quan tâm: Dự án Khu Đô Thị Mới Phú Mỹ - Con gà đẻ trứng vàng ở Quảng Ngãi Tại Đây !!!

"Thị trường nào cũng có nhu cầu của riêng thị trường đó. Hiện nay, khi tình hình có nhiều thay đổi, các doanh nghiệp đều đang có sự dịch chuyển mạnh về tỉnh xa, chứ không nhất thiết luôn lấy TPHCM làm trung tâm. Thực ra, nhu cầu nhà ở tại tỉnh lẻ rất lớn nếu các doanh nghiệp biết cách khai thác, cung cấp những sản phẩm giá trị thật cho khách hàng", ông Nguyễn Văn Đạt - Chủ tịch HĐQT công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt, cho biết thêm.

Một nhà đầu tư khác cũng phân tích: "TP.HCM có những vị trí đẹp và không đẹp, tỉnh lẻ cũng vậy, có những vị trí không đẹp nhưng cũng có những vị trí đắc địa. Vấn đề là làm ở vị trí nào, chứ đừng phân biệt ở tỉnh lẻ hay TP.HCM. Hầu hết các sản phẩm đất nền ở tỉnh lẻ được tung ra có lượng hấp thụ cao, đạt khoảng 86%".

Nhìn từ một khía cạnh khác, ông Nguyễn Nhật Cường, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phân tích của Công ty cổ phần Chứng khoán (Ngân hàng Công thương Việt Nam), cho rằng tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay ở mức 37,5% và dự kiến tăng lên 45% vào năm 2020. Tỷ lệ này thuộc hàng thấp so với các nước trên thế giới nhưng tốc độ đô thị hóa lại thuộc hàng cao của thế giới.

Con số này gợi mở các nhà phát triển BĐS, thay vì tập trung ở các thị trường như Hà Nội và TP.HCM - những thị trường đã tương đối bão hòa - nên chuyển sang các thị trường lân cận có nhiều cơ hội tăng tỷ lệ đô thị hóa, các doanh nghiệp đi được theo hướng này sẽ bán hàng rất tốt.

Cũng theo ông Đạt, hiện nay những địa phương như Bình Thuận, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Phước đang là những thị trường bất động sản rất tốt. Theo quan sát, nhiều doanh nghiệp có chiến lược mới là tập trung thị trường miền Trung, có pháp lý hoàn chỉnh để có thể đưa sản phẩm ra thị trường liền.

Bà Nguyễn Vũ Thiên Diễm, Chủ tịch HĐQT Thiên Minh Group, cũng cho biết các tỉnh thành xung quanh khu vực TP.HCM trong những năm qua rất được quan tâm. Thuận lợi đầu tiên vì là đây là thị trường mới nổi, chưa được nhiều chủ đầu tư để mắt tới. Trong khi hệ thống hạ tầng giao thông kết nối liên vùng đang được đầu tư khép kín. Trong năm 2019, nhiều chủ đầu tư sẽ đưa ra thị trường các dự án tại khu vực vùng ven và đây là điểm nhấn trong thị trường bất động sản khu vực phía Nam.

Vì sao thị trường BĐS tại những vùng đất mới nổi nhận được sự quan tâm lớn của nhà đầu tư?

Đặc biệt, tại khu vực phía Nam, một số khu vực ven biển thuộc tỉnh Bình Thuận đang nổi lên là một điểm đến hấp dẫn của giới đầu tư. Thời gian gần đây, thị trường BĐS Bình Thuận phát triển mạnh, kèm theo đó giá BĐS tăng cao và nhiều điểm môi giới nhà đất ăn theo ra đời khiến thị trường này càng thêm hấp dẫn. Song song đó, nhiều khách hàng cũng chuyển dòng tiền vào nhà đất một số khu vực có tiềm năng vì muốn "ăn theo" các dự án quy mô lớn đang rục rịch triển khai xây dựng tại Bình Thuận.

Trong khi các ông lớn địa ốc như Novaland, Hưng Thịnh, FLC... đang "nhòm ngó" dải duyên hải từ Phan Thiết đến Mũi Né thì một số nhà đầu tư nhanh nhạy lại chọn thị xã La Gi làm điểm chớp thời cơ, trong đó có cả Vingroup đang muốn phát triển khu trung tâm thương mại hiện đại tại đây.

Theo lý giải của một số nhà đầu tư, La Gi đang hội tụ những yếu tố tăng trưởng mới, ngoài việc nơi đây được thụ hưởng một mạng lưới hạ tầng giao thông kết nối khá thuận lợi giữa TP. Vũng Tàu và Phan Thiết, thì việc thị xã này đang phấn đấu lên thành thành phố trực thuộc tỉnh cũng sẽ mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh trong tương lai.

Theo đó, qua 14 năm kể từ khi trở thành thị xã, La Gi không ngừng được đầu tư phát triển và trở thành đô thị lớn thứ hai của tỉnh Bình Thuận (sau TP. Phan Thiết). Vào ngày 23/4/2018, La Gi tiếp tục nhận được quyết định nâng cấp lên đô thị loại III trực thuộc Bình Thuận.

Qua tìm hiểu được biết, tỉnh Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu trong nhiều năm qua đã và đang cùng làm việc với nhau để hợp tác đầu tư mở rộng, nâng cấp tuyến đường ven biển kéo dài từ TP. Vũng Tàu đến tận Mũi Né (Phan Thiết). Hiện nay, tuyến đường này đã được kết nối thông suốt nhiều đoạn, tạo nên cung đường ven biển đẹp nhất phía Nam. Từ đó, trục đường này cũng tạo ra những cơ hội lớn cho hàng loạt dự án nghỉ dưỡng phát triển thời gian gần đây.

        ►►►►Dự án Khu dân cư An Lộc Phát Quảng Ngãi - Dự án view sông giá rẻ đầu tiên tại Quảng Ngãi. Xem thêm ...

Ngoài ra, tháng 2/2015, Cao tốc TP.HCM – Dầu Giây – Long Thành đi vào hoạt động đã giúp rút ngắn quãng đường từ TP.HCM đến Phan Thiết chỉ còn hơn 3 giờ đồng hồ. Hiện tỉnh Bình Thuận đang lên phương án và trình quy hoạch tuyến đường kết nối từ cao tốc này đến thẳng trung tâm thị xã La Gi nhằm tạo mạng lưới giao thông liên hoàn đến thẳng Khu du lịch quốc gia Mũi Né.

Chưa dừng lại đó, thời gian sắp tới hàng loạt các dự án giao thông lớn đang chuẩn bị được xây dựng. Đầu tiên là dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết với tổng vốn đầu tư 18.000 tỷ đồng dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2020. Sau khi dự án này đi vào sử dụng sẽ rút ngắn thời gian từ TPHCM – Phan Thiết chỉ còn 2 giờ lái xe.

Đặc biệt hơn nữa, dự kiến trong Quý 3/2019 sân bay Phan Thiết sẽ được khởi công, tạo sự bứt phá mạnh mẽ cho du lịch Bình Thuận. Dự án này đã được Thủ tướng đồng ý điều chỉnh quy mô lên tổng mức đầu tư 10.000 tỷ đồng.

Theo tìm hiểu, hiện nay tại địa bàn thị xã La Gi gần 50 dự án du lịch - nghỉ dưỡng đã được cấp phép đầu tư dọc bờ biển. Trong đó, nhiều dự án đã đi vào hoạt động hết công suất như khu Resort Ba Thật, Khách sạn Ba Thật, Khách sạn Nhật Minh, Resort Đất Lành, Resort Cam Bình (Nhà Bè), KDL Cocobeach mới, KDL 7 kỳ quan thế giới, KDL sinh thái Rừng Dầu...

Nhiều dự án còn lại đang đẩy nhanh tiến độ thi công như dự án nhà phố biển thương mại Queen Pearl Marina Complex được đầu tư rất bài bản ngay trung tâm Lagi; khu Đồi Dương, trong đó phần lớn sẽ cung cấp cho thị trường hàng trăm nhà phố, biệt thự hướng biển từ nay đến năm 2020.

Nhận định thêm về triển vọng thị trường tỉnh lẻ, ông Nguyễn Hoài Sơn, Giám đốc kinh doanh BĐS Gamigroup, cho rằng mật độ dân số sẽ quyết định đến giá của bất động sản. Các nhà đầu tư nên hướng đến những địa phương sẽ có đông dân trong tương lai, kết nối giao thông tốt.

"Trong 2 năm tới, thị trường nhà ở sẽ là kênh đầu tư được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, trước khi đầu tư chúng ta cần tìm hiểu kỹ về thị trường để hiểu rõ hơn về dự án, năng lực đầu tư. "Vị trí, vị trí và vị trí" vẫn sẽ là yếu tố quan trọng để xác định được giá bán. Đồng thời, những dự án có cơ sở hạ tầng thuận tiện với những tuyến đường mới, cao tốc, sân bay… sẽ được nhiều người quan tâm ", một nhà đầu tư BĐS tại TP.HCM nhận định.

Nguyên Minh

Theo Nhịp sống kinh tế

    Đối tác của chúng tôi